Lúc Chu Toàn và cha con nhà họ Trần đi về, bên kia cây cầu ngắn bắc trên suối có một bóng người thấp bé, khoác áo bông, vịn khung cửa không ngừng hướng nhìn về phía xa.
Mặc dù đã tối, thấy không rõ mặt người, nhưng chỉ nhìn dáng người thì Chu Toàn người đang chờ họ ở cửa là bà dì.
Cậu nhận ra được thì cha con họ Trần cũng nhận ra được.
Cậu cả nói như trách, nhưng thật ra là quan tâm: “Mẹ, đã trễ thế này mẹ ra làm gì? TV nói hôm nay hạ nhiệt độ, cảm lạnh thì làm sao? Mẹ vừa mới hết cảm đấy.”
Bà dì mặc áo bông dày chột dạ nói: “Mẹ chỉ nhìn ở cửa thôi chứ không dám đi xa, mặccar áo bông giày bông nữa, không có việc gì. Thôn họ Bảo ầm ầm thế, mẹ không yên tâm.”
“Mẹ, con đã nói bao nhiêu lần rồi, bây giờ không có thôn họ Bảo cũng không có thôn họ Trần. Chúng ta đều là người của thôn Hai Họ, là người trong cùng một thôn.”
“Biết rồi biết rồi, tuổi lớn dễ quên, lúc trẻ nói mấy chục năm cũng thành thói quen rồi.”
Bởi vì ở gần nhau nên lúc trước thôn họ Trần và thôn họ Bảo vẫn có chút xích mích. Chuyện cắm cọc ruộng, nước tưới lúc vào mùa không phải là chuyện to tát gì trong mắt người ngoài, nhưng đối với nông dân dựa núi ăn núi dựa sông ăn sông lại cực kì quan trọng.
Vì những vấn đề này mà hai thôn đã từng cãi cọ không ít. Ngay cả sau khi xác nhập thì các thôn dân cũng vẫn thích dùng tên cũ để gọi thôn mình hơn. Loại thái độ này kéo dài nhiều năm, đến cả việc chọn cán bộ thôn cũng rất khó khăn.
Chọn người nhà họ Bảo thì người nhà họ Trần không hài lòng, chọn người nhà họ Trần thì người nhà họ Bảo lại không chịu, phái người họ khác vào thôn làm việc thì cả hai họ đều không chấp nhận.
Một thôn bị dòng suối nhỏ chia đôi, hai bên Đông và Tây giống như có một ranh giới vô hình vậy, không có việc gì thì chẳng có ai qua lại hết.
Hai người đánh vỡ cục diện bế tắc này chính là ông nội của Chu Toàn - Chu Lễ - và con trai cả của tộc trưởng nhà họ Bảo - Bảo Thần.
Ông nội Chu Toàn chạy nạn đến thôn họ Trần, được cha của bà nội Chu Toàn - cũng chính là ông ngoại của cậu cả - cứu. Lúc trước ông cụ Trần chỉ là làm phúc thôi, không ngờ lại tìm được cho con gái cả của mình một người chồng tốt.
Ông nội Chu Toàn cưới con gái nhà họ Trần rồi ở đây an cư lạc nghiệp, trong tay có nghề trồng hoa gia truyền nên tìm được việc chăm sóc cây cỏ ở sở quản lí lâm viên trong thành phố. Làm việc sinh con chăm sóc gia đình, cuộc sống của ông cụ Chu vừa đơn giản lại vừa vui sướиɠ.
So với nhà họ Chu thì bên nhà họ Bảo lại phức tạp hơn nhiều.
Nhà họ Bảo có huyết thống của gia tộc hoàng kim, là người Bát Kỳ, nghe nói cũng từng rất hiển hách. Căn nhà có diện tích vài mẫu trong thôn, có tới ba, bốn sân kia chính là nhà tổ của họ.
Sau này gia tộc xuống dốc, con cả của tộc trưởng họ Bảo ra ngoài học nấu ăn, dùng tay nghề ở lại thủ đô, làm bếp trưởng của một tiệm cơm quốc doanh. Lúc thời kỳ rung chuyển bắt đầu, ông cụ Bảo xuất thân không tốt nên về quê tránh nạn, cũng ở quê cưới vợ sinh con.
Vì nhà gần nên hai ông cụ trở thành bạn tốt. Sau này cải cách, ông cụ Bảo lại rời thôn, mở nhà hàng ở thành phố. Vì tay nghề tốt, giá cả lại hợp lý nên nhà hàng của ông cụ Bảo lphát triển rất tốt, mà nhà họ Chu lại liên tục gặp chuyện ngoài ý muốn.
Đầu tiên là bà nội Chu Toàn mất sớm, sau đó cha mẹ cậu - làm việc trong cùng đơn vị - hi sinh khi cứu tài sản của nhà nước. Một nhà ba đời người vốn đang hạnh phúc đột nhiên chỉ còn lại ông cụ Chu và Chu Toàn còn chưa học tiểu học. Để chăm sóc cháu nội tốt hơn, lúc đó ông cụ Chu hơn 50 tuổi chọn về hưu sớm, hai ông cháu sống nương tựa lẫn nhau.
Lúc ấy hai thôn vừa mới xác nhập vài năm, không khí cực kì căng thẳng, cha vợ của Chu Lễ còn được ủy nhiệm thành trưởng thôn của Hai Họ nên có thể nói là sứt đầu mẻ trán.
Vì muốn ủng họ công việc của cha vợ, cho cháu nội cuộc sống càng tốt, càng vì muốn cho già trẻ trong thôn có một nghề nghiệp, không cần chịu nỗi khổ xa rời người thân chỉ vì kiếm tiền nên ông nội Chu Toàn làm một quyết định ở lúc ấy là cực kì thời thượng.
Ông muốn xây nhà kính trồng hoa trong thôn, không phải bồn hoa thường thấy mà là loại hoa tươi cắt cành vừa mới rộ lên ở Đông Bắc. Là người hơn nửa đời đều làm việc với cây côi nên ông nội Chu Toàn có kỹ thuật vượt qua ngươi thường trong việc trồng và chăm sóc hoa tươi.
Đặc biệt, loại hoa ông lựa chọn gieo trồng là chủng loại nổi bật nhất, nhu cầu cũng lớn nhất trên thị trường lúc ấy mà mọi người hay gọi là hoa hồng, trên thực tế là hoa nguyệt quý.
Chu Toàn nhớ rõ có một năm, ông nội uống rượu từ nhà họ Bảo về rồi ôm cậu nói: “A Toàn phải nhớ kỹ, nguyệt quý là vốn là hoa của nước chúng ta, tổ tiên đã trồng nguyệt quý từ mấy ngàn năm trước, chủng loại quý báu nhiều không kể xiết. Nhưng con cháu vô dụng, đến bây giờ chủng loại nguyệt quý mà nước ngoài lai tạo còn tốt hơn chúng ta, độ nổi tiếng cũng vượt xa chúng ta, thật là làm tổ tiên hổ thẹn mà.”
Đó là một trong những làn hiếm hoi Chu Toàn nhìn thấy ông nội rơi lệ. Bộ dáng không cam lòng rồi lại bất lực của người thợ trồng hoa già đã qua tuổi sáu mươi, Chu Toàn sẽ nhớ rõ cả đời.
Sau khi dựng xong nhà kính, ông nội Chu Toàn chẳng những gieo trồng nguyệt quý mà còn vô tư chia sẻ kỹ thuật của mình với người trong thôn. Dù là người họ Trần hay họ Bảo, chỉ cần muốn học là ông cụ Chu sẽ dạy, chẳng bao lâu sau nhà kính trồng hoa đã mọc lên liên tiếp trong thôn.
Bước đi này của ông nội Chu Toàn cực kì chính xác. Lúc ấy toàn bộ hoa tươi của thành phố họ đều phải vận chuyển từ tỉnh về nên thôn Hai Họ là thôn đầu tiên gieo trồng và kinh doanh nguyệt quý tươi trong cả thành phố, toàn bộ thôn dân đều nhanh chóng giàu lên.
Mà cuộc sống của ông nội Chu Toàn cũng quanh quẩn ở ba chuyện trồng hoa, dạy đồ đệ, chăm cháu.
So với nhà họ Chu đã yên ổn, nhà họ Bảo vào thành phố mở nhà hàng lại xảy ra chuyện lớn, con rể nhà họ bị người ta phát hiện nɠɵạı ŧìиɧ, bụng của người phụ nữ kia đã bảy, tám tháng, sắp sinh tới nơi.
Chu Toàn nhớ rõ ngày đó, cậu mới lên lớp một, đang cùng các bạn trong thôn đeo cặp sách đi học thì thấy người họ Bảo trong thôn kéo nhau lên máy kéo nhà Bảo Nhị Long, hùng hổ lái vào thành phố.
Sau này Chu Toàn nghe nói dì Bảo Liên ly hôn, người ở rể kia thì nghe nói bị đuổi ra khỏi nhà. Tài sản đều viết tên ông cụ Bảo nên gã kia chẳng được cái gì hết.
Nhưng là ông cụ Bảo vẫn rất tức giận, vì ông thật sự coi con rể như người nối nghiệp nên toàn bộ tay nghề đều dạy hết cho gã. May mắn gã kia ham ăn biếng làm, lúc đi học không chịu được khổ nên chỉ học được vỏ chứ không học được tinh túy. Nhưng ông cụ vẫn không cam lòng, cứ cảm thấy mình nuôi một con sói mắt trắng.
Vì chuyện này mà bà cụ Bảo và dì Bảo Liên đều yếu hơn hẳn, ông cụ Bảo muốn chăm sóc họ nên chỉ đành bán tiệm cơm trong thành phố, mang theo vợ con và cháu ngoại về thôn sống.
Sau biến cố, sức khỏe của ông cụ Bảo cũng không bằng lúc trước. Về thôn rồi, ông dùng tài sản tích lũy được trong quá khứ cùng trồng trọt đồng ruộng nuôi sống một nhà già trẻ.
Thấy bạn mình ở trong thôn sống rất tốt, dạy dỗ đồ đệ cũng hết sức vui vẻ, ông cụ Bảo động tâm, tỏ vẻ nếu người trẻ tuổi trong thôn muốn học nấu ăn thì đều có thể đến nhà mình. Vì thế ngoài trồng hoa, thanh niên trong thôn lại có một con đường sống khác.
Nhờ sự cống hiến của hai người mà họ Bảo và họ Trần vốn có chút xích mích trong thôn nhanh chóng dung hợp, quan hệ cũng trở nên hòa hợp. Nhưng cho dù là như vậy thì vẫn có người già gọi tên thôn cũ, cũng không có ý gì cả, chỉ là thói quen mà thôi, bà dì chính là một trong số đó.
Cậu cả thực bất đắc dĩ, chuyện mẹ trưởng thôn ngày nào cũng nói nhầm đã từng là chuyện buôn dưa yêu thích của mọi người trong thôn. Đương nhiên họ trêu đùa cũng không có ác ý, đối tượng trêu đùa cũng không phải bà dì mà là trưởng thôn Trần Hữu Đức.
Trưởng thôn Trần trừ bỏ cười mắng cũng chẳng biết làm thế nào. Trong thôn, lớn tuổi hơn ông đều là nhìn ông lớn lên, cùng tuổi đều là bạn chơi cùng từ nhỏ tới lớn, mọi người trêu đùa cũng chỉ vì thân quen, với người lạ thì người thôn Hai Họ khách khí cực kì.
Thấy con cháu đều trở về an toàn, bà dì cười đến thấy răng không thấy mắt. Vào phòng, mọi người lại ngồi lên giường sưởi.
Cậu cả rót cho Chu Toàn nửa ly rượu gạo kê: “Bên ngoài lạnh, uống ngụm rượu trắng cho ấm người.”
Rót xong cậu cả đưa bình rượu trắng con trai rồi nói với Chu Toàn: “Cũng đừng uống nhiều, một lạng là được, ly là của cậu là hai lượng, con uống nửa ly là vừa đúng.”
Tuy Chu Toàn không hút thuốc lá nhưng tửu lượng lại cực hảo, nguyên nhân là vì cậu có hai người bạn tửu lượng còn tốt hơn, trong đó một người đang rót đầy ly cho chính mình.
Làm tài xế xe bus, Trần Văn Lễ thích rượu nhưng ngày thường cũng không dám uống, có điều đêm nay hắn phá lệ một lần.
Chu Toàn nhấp mấy ngụm rượu, không nhịn được nữa mà hỏi: “Cậu cả, không phải Triệu Nhị Côn đã dắt bồ nhí và đứa con đến thành phố khác rồi sao, nghe nói sống cũng không tồi. Sao giờ lại về?”
Trần Hữu Đức nghe vậy hừ lạnh một tiếng: “A Toàn, con học đại học nên không biết chuyện về sau. Triệu Nhị Côn ly hôn với chị A Liên xong thì dắt con mụ bụng to lên tỉnh. Dựa vào tay nghề học của chú Bảo, lúc đầu gã sống khá tốt, làm đầu bếp rồi tự mở quán ăn. Nhưng đã thiếu đạo đức thì đi đâu cũng không đổi được, gã dùng dầu bẩn, bột mì quá thời hạn và nguyên liệu nấu ăn ôi thiu, bị bên vệ sinh thực phẩm phát hiện, chẳng những bị niêm phong cửa hàng mà còn bị phạt một khoản kha khá nưa.”
“Đúng là chó quen thói ăn cứt.” Bà dì cũng thấy bất bình thay nhà họ Bảo, khinh thường nói.
“Cho nên gã không sống nổi ở tỉnh nên quay về ạ?”
“Chả thế, bị phạt, bán nhà, tiệm cơm ở tỉnh danh tiếng kém quá cũng không mở nổi nữa nên đành phải cụp đuôi quay lại.”
“Bọn họ về thẳng trong thôn á? Ở trong thôn của chúng ta á?”
“Dám! Lúc mới về thì làm công ở thành phố, cũng thuê nhà ở đấy, nghe nói tay nghề tốt nên cũng được ông chủ coi trọng lắm. Sau lại trộm đồ dưới bếp, bị ông chủ bắt được tí nữa thì báo công an, vì không ngồi tù lại đền cho người ta không ít tiền, cùng đường nên quay về cái nhà cũ ở quê Triệu Nhị Côn.”
Triệu Nhị Côn là người của thôn Đào Thụ. Nơi đó núi sâu rừng già, chỉ có một con đường đất, đến mười mấy năm trước mới có điện, là thôn nghèo có tiếng khắp làng trên xóm dưới. Nếu không phải nghèo như vậy thì năm đó Triệu Nhị Côn cũng sẽ không chịu ở rể.
“Gã ở rể đến nhà người khác, gần ba mươi năm lại quay về, ai chả ghét? Gã ở nhà cũ của cha mẹ nên dù anh em gã có không đồng ý cũng chỉ mắng chửi thôi, không ai đuổi đi cả.”
Triệu Nhị Côn gặp cái kết này, không có bất cứ ai trong thôn thấy tội cả, người có quan hệ tốt với nhà họ Bảo lại càng khinh bỉ hơn.
“Thế hôm nay gã lại muốn giở trò gì vậy?”
“Không biết, dù sao gã muốn làm cái gì thì cũng đừng hòng lừa người của thôn chúng ta.”
Trần Văn Lễ gắp một miếng nấm đỏ vào trong miệng, vừa nhai vừa hỏi: “Hay là thằng cha này nghe nói Bảo Cánh đã về, muốn sửa lại nhà tổ nên muốn lại đây dính máu ăn phần?”
“Con mẹ nó, dựa vào cái gì? Năm đó Bảo Cánh mười mấy tuổi đến Tuệ Châu kiếm ăn gã ở nơi nào? Bây giờ Bảo Cánh thành công lại tưởng trở về chấm mυ'ŧ thì cũng phải hỏi đám chú bác này có đồng ý hay không đã.”
“Anh Bảo Cánh về rồi ạ?” Chu Toàn cầm chén rượu kinh ngạc hỏi.
“Ừ, về rồi, sớm hơn mày mấy ngày thôi. Nó không ở nhà tổ mà ở khách sạn trên thành phố cơ, đang định sửa chữa lại nhà tổ đấy.”
“À, ra là thế.”
“Đừng nói mấy chuyện phiền lòng đó nữa, hôm nay mày về anh cũng thấy vui. Nào, canh ly.”
Ăn uống một lúc, không khí trên bàn cơm lại nhanh chóng vui vẻ lên.